Phân tích các chỉ tiêu vi sinh

12/04/2022

Nhóm vi sinh có hại bao gồm các vi trùng gây bênh, các loaị rong rêu, tảo, .. nhóm này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng. Trong bài viết này chúng tôi tập trung phân tích nhóm vi sinh có hại và các chỉ tiêu vi sinh của nước theo quy chuẩn nước dùng cho sinh hoạt ăn uống của Việt Nam.

Vi trùng gây bệnh

Đó là các vi trùng trong nước gây bệnh lỵ, thương hàn, dịch tả, bại liệt … Việc xác định sự có mặt của các loại vi trùng gây bệnh thường rất khó và mất nhiều thời gian do sự đa dạng về chủng loại. Vì vậy trong thực tế thường áp dụng phương pháp xác định chỉ số vi trùng đặc trưng.

Nguồn gốc của vi trùng gây bệnh trong nước là nguồn nhiễm bẩn phân rác, chất thải của người và động vật. Trong chất thải của người và động vật luôn có loại vi khuẩn E.coli sinh sống và phát triển. Sự có mặt của E.coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật và có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh.

Nhóm chỉ tiêu vi trùng gây bệnh:

Vi khuẩn:

Vi khuẩn thường ở dạng đơn bào. Tế bào có cấu tạo đơn giản so với các sinh vật khác. Vi khuẩn trong nước uống có thể gây nên bệnh lị, viêm đường ruột và các bệnh tiêu chảy khác.

Vi-rút (Virus):

Virut không có hệ thống trao đổi chất (không có khả năng chuyển hóa thức ăn thành các thành phần cần thiết cho cơ thể mình) nên không sống độc lập được. Chúng thường chui vào tế bào của các loại cơ thể khác rồi lái sự tổng hợp các chất của tế bào chủ theo hướng cần thiế cho sự phát triển của virut. Virut trong nước có thể gây bệnh viêm gan và viêm đường ruột.

Động vật nguyên sinh:

Động vật nguyên sinh là những cơ thể đơn bào chuyển động được trong nước. Chúng gồm các nhóm amoebas, flagellated protozoans, ciliates và sporozoans. Động vật nguyên sinh gây bệnh ở người là Giardia lamblia, Entamoeba hystolytica, cryptosporidium và Naegleria flowler. Trong số này đáng chú ý nhất là Giardia lamblia chúng gây bệnh giardiase.

Tảo:

Tảo đơn bào thuộc loại quang tự dưỡng. Chúng tổng hợp được các chất cần cho cơ thể từ chất vô cơ đơn giản (NH4+, CO2, H2O) nhờ ánh sáng mặt trời. Tảo không trực tiếp gây bệnh cho người và động vật nhưng có thể sản sinh ra các độc tố.

Mặc dù có nhiều loại vi sinh tồn tại trong nước có thể gây bệnh nhưng khi đánh giá chất lượng nước, người ta không phân tích chi tiết mà chỉ chú ý đến những dạng chỉ thị, đó là các dạng coliform tổng số và coliform phân. Coliform phân thường sống trong đường ruột người và động vật có khả năng thích nghi với nhiệt độ cao hơn vi khuẩn khác. Nước có coliform phân chứng tỏ đã bị ô nhiễm bởi phân.

Coliform là gì – Nước nhiễm coliform có nguy hiểm không:

Các loại vi khuẩn coliform được chia thành 3 nhóm chính bao gồm:

  • Tổng số vi khuẩn coliform
  • Vi khuẩn coliform phân
  • E.coli

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về chỉ tiêu vi sinh của nước như sau:

  • Đối với nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT): hàm lượng E.coli và Coliform tổng số bằng 0 vi khuẩn/100ml.
  • Đối với nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT): hàm lượng E.coli là 0 vi khuẩn/100ml và Coliform tổng số trong nước sạch được cho phép 50 vi khuẩn / 100 ml.
  • Đối với nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT): hàm lượng Coliform là 3000 mg/l đối với nước thải loại A và 5000 mg/l đối với nước thải loại B.

Khi nào cần xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh của nước

Ít nhất 1 năm 1 lần nguồn nước giếng, nước suối …. Phải được xét nghiệm kiểm tra tổng số vi khuẩn coliform mỗi năm. Nếu xét nghiệm nước ban đầu cho thấy tổng số vi khuẩn coliform có mặt, cần xét nghiệm bổ sung vi khuẩn coliform phân và vi khuẩn E.coli.